1.
Vì sao ta hay dùng bạc để "đánh gió" khi bị bệnh cảm?
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng
khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt
mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó,
lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh
gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S +
2H2O
2.
Tại sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?
Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành
ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong một lít
nước cũng đủ diệt các vi khuẩn nên giữ cho thức ăn lâu ôi thiu.
3.
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không
dùng được?
Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng
nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí
CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp
chất của sắt gọi là gỉ sắt.
Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn
nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên
đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước,
oxi không khí và một số chất khác trong môi trường.
4.
Chảo, môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn? môi lại dẻo? còn dao lại
sắc?
Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ các hợp kim của sắt nhưng
chúng lại không giống nhau.
Sắt dùng để làm chảo là "gang". Gang có tính chất
là rất cứng và giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn,
gọi là "đúc gang".
Môi múc canh được chế tạo bằng "thép non". Thép non
không giòn như gang, nó dẻo hơn. Vì vậy người ta thường dùng búa để rèn, biến thép
thành các đồ vật có hình dạng khác nhau.
Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng "thép".
Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
5.
Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói, …cây cối thường
ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào?
Việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí là do nguồn
chất thải dưới dạng khí thải, nước thải, chất rắn thải.
– Những chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO2,
H2S, CO2, CO, HCl, Cl2…có thể tác dụng trực tiếp
hoặc là nguyên nhân gây mưa axit làm hại cho cây.
– Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrat, clorua,
sunfat…sẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật.
– Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ
làm cho đất bị ô nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây.
Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy cần được xây dựng theo
chu trình khép kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi
trường.
6.
"Hiệu ứng nhà kính" là gì?
Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một
phần những tia hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những
tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 A⁰ đi qua dễ dàng đến mặt đất.
Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước
sóng trên 140000 A⁰ bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất
làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2
trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên
4°C.
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển
tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ
lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là
hiệu ứng nhà kính.
7.
Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Zn ở phía sau đuôi tàu?
Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp
kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc
thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.
Để bảo vệ thân tàu người thường áp dụng biện pháp sơn nhằm
không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía
đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn
là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại
hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế
theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
8.
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2,
phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều
nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự
bốc cháy.
Nếu chia than thành đống nhỏ thì lượng nhiệt sẽ dễ bị gió
thổi đi, không gây cháy nổ.
9.
Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng với những
hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào?
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3.
Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm
tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa
dạng:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2
ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ
có cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3
+ CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều,
dày tạo thành những hình thù đa dạng.
10.
Nham thạch do núi lửa phun ra là chất gì?
Bên dưới vỏ trái đất là lớp dung nham gọi là macma ở độ sâu
từ 75 km – 3000 km. Nhiệt độ của lớp dung nham này rất cao 2000 – 2500°C và áp suất
rất lớn. Khi vở trái đất vận động, ở những nơi có cấu tạo mỏng, có vết nứt gãy thì
lớp dug nham này phun ra ngoài sau một tiếng nổ lớn. Macma cấu tạo ở dạng bán lỏng
gồm silicat của sắt và mangie. Dung nham thoát ra ngoài sẽ nguội dần và rắn lại
thành nham thạch.
11.
Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhỡ con cháu câu: "Nhai kỹ no lâu". Tại sao
khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước
bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân
một phần tinh bột thành mantozơ và rồi là glucozơ nên có vị ngọt.