- Thallium nguyên tố là kim loại có màu xám, nhưng dễ bị oxi hóa ngoài không khí thành màu xám xanh nên thường được ngâm trong dầu/ đặt trong ống khí trơ như argon để bảo quản.
- Thallium là kim loại có mức độ hoạt động trung bình, phản ứng với Cl2, Br2 ở nhiệt độ thường, I2 khi đun nóng, phản ứng mạnh với O2, S khi đun nóng.
- Thallium phản ứng chậm với HCl vì tạo thành TlCl khó tan bao
phủ bề mặt, phản ứng nhanh với HNO3 tạo thành Tl(NO3)3.
Thallium không tan trong dung dịch kiềm.
- Trong vỏ Trái Đất, hàm lượng Thallium tương đối thấp và phân
tán: 8.10-7%. Thallium không có khoáng vật riêng mà thường lẫn trong
các quặng của các kim loại nặng khác như Fe, Cu.
- Thallium xuất phát từ tiếng Hy Lạp thallos nghĩa là "nhánh
cây non màu xanh lá cây") được phát hiện bởi William Crookes năm 1861 tại nước
Anh khi ông đang nghiên cứu quang phổ phát xạ của chất Tellurium trong một mẫu H2SO4
của thực vật và phát hiện ra vạch quang phổ màu xanh lá cây của Tl.
- Thallium có 25 đồng vị với khối lượng nguyên tử từ 184 đến
210. Chỉ có 203Tl và 205Tl là các đồng vị bền. 204Tl
là đồng vị phóng xạ bền nhất có chu kỳ bán rã t1/2 = 3,78 năm.
- Quá trình điều chế nguyên tố Thallium nguyên chất tương đối
phức tạp, sau một loạt quá trình điều chế được oxyde hoặc muối chloride của Tl người
ta sẽ điện phân dung dịch muối hoặc dùng hydrogen để khử oxyde tạo nguyên tố.
- Hợp chất Tl2SO4 từng được dùng làm thuốc
diệt chuột và côn trùng với độc tính cao và đặc tính không mùi, không vị. Tuy nhiên
hợp chất của Tl(I) rất độc với con người nên loại thuốc diệt chuột này đã bị cấm
ở một số nước.
- Thallium (I) hydroxyde TlOH là một trong số ít các hydroxyde
kim loại không thuộc kim loại kiềm và kiềm thổ có khả năng hòa tan trong nước tạo
thành dung dịch base tan.
- Các muối Thallium (I) chủ yếu là các hợp chất ion, có độ tan tương ứng thấp hơn so với các muối của kim loại kiềm và chúng đều rất độc: có thể gây rụng tóc người ngay ở nồng độ vết, có khả năng gây ung thư.